Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Cấm công bố kết quả xổ số trên các phương tiện truyền thông

 Với mong muốn hạn chế nạn chơi “số đề” tràn lan, trước đây, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Chính phủ ban hành một văn bản cấm công bố kết quả xo so ca mau trên các phương tiện truyền thông đại chúng.

Do không xác định đúng nguyên nhân gây “bệnh” nên “bác sĩ” đã “kê toa” sai. Kết quả là nạn số đề không giảm, trong khi doanh thu của các công ty xo so soc trang lại giảm.
Cuối cùng, Chính phủ đã phải ra một văn bản khác bãi bỏ văn bản cũ (tồn tại suốt mấy năm). Cũng với mong muốn hạn chế xe gắn máy, lãnh đạo TP Hà Nội đã từng ra lệnh cấm người dân có hộ khẩu ở nội thành đăng ký mua xe máy mới. Nhiều người có nhu cầu mua xe đã “lách luật địa phương” bằng cách thuê người có hộ khẩu ngoại thành hoặc ngoại tỉnh đứng tên đăng ký hộ. Thế là xe máy chẳng những không giảm, ngược lại, còn phát sinh thêm phiền hà, tiêu cực lẽ ra không đáng có.
Cuối cùng, lãnh đạo Hà Nội cũng nhận ra sự bất cập của quyết định trên và buộc phải ra văn bản khác bãi bỏ. Gần đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) chính thức có văn bản đề nghị Chính phủ cho thực hiện một số biện pháp nhằm hạn chế phương tiện giao thông cá nhân ở TPHCM và Hà Nội, trong đó có việc thu “phí sử dụng” xe máy. Công luận lên tiếng phản đối rất nhiều, vì ai cũng nhận thấy giải pháp trên là “hạ sách”, chỉ có tác dụng “đánh” vào thu nhập của người nghèo, chứ không thể hạn chế được xe máy. Trong khi phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân thì xe máy đương nhiên trở thành “cái chân” của mọi người. Dù cho có thu “phí”, tăng thuế trước bạ…, nhưng vì nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, người dân vẫn phải bỏ tiền ra mua xe để đi.
Sau khi bị công luận phản đối, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng cho biết: “Bộ chỉ mới đề nghị Chính phủ cho phép nghiên cứu vấn đề này chứ chưa có phương án chính thức nào được trình lên Chính phủ” . Theo tôi, nếu chỉ mới là ý kiến “đề nghị” dưới dạng dự thảo thì nên làm kiểu báo cáo nội bộ, chưa nên công khai trên báo, đài. Mặt khác, cần lắng nghe công luận một cách thấu đáo, xem xét thận trọng trước khi tham mưu, đề xuất ý kiến lên Chính phủ, tránh dẫn đến việc “thiếu khả thi”, “kém hiệu quả”, thể hiện sự “thiếu tầm” của cơ quan tham mưu, góp phần làm giảm sút uy tín của Nhà nước nói chung.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét