Thứ Bảy, 14 tháng 6, 2014

Lời “tự thú” của một chủ lô đề

Chị xếp khách hàng thành 2 loại, nhóm sinh viên năm nhất, năm hai chỉ chơi lúc đầu một vài điểm. Họ chỉ “thay máu” khi đã ngấm. Đối tượng thuộc nhóm thứ hai là sinh viên năm thứ tư, sắp ra trường, chịu chơi, và chơi “tới bến luôn”.

Chưa “rửa tay gác kiếm” nhưng chị vẫn đồng ý tiết lộ về đời, về nghề của một người tự gắn đời mình với lô đề, cho vay nặng lãi. Mà đối tượng khách hàng của chị lại là sinh viên chứ.
Hỉ, nộ, ái, ố là những trạng thái chị trải qua suốt 12 năm gắn bó với nghề này, với giới sinh viên. “Sao chị chọn sinh viên?”, tôi hỏi. Và chị trả lời dứt khoát: “Không là chị sẽ là người khác”.
Tối đếm tiền…
Đó chính là ma lực kéo chị đến với nghề lô đề,xo so soc trang. Phải lấy lại nhiều hơn nữa những gì mình đã mất khi là người chơi, đó là suy nghĩ luôn ấp ủ và nung nấu trong đầu chị. Hôm nay, ngồi cùng với tôi bên bát bún Huế nóng hổi, người đàn bà góc cạnh với đôi mắt sắc sảo vẫn nói lên quyết tâm này.
12 năm trước, chị “ngập” trong nợ nần chỉ vì sức hút của “9 con số ma quái”. Nếu chịu “yên phận”, giờ chị vẫn là cô công nhân của Nhà máy Dệt len xuất khẩu ngày nào. Bước ngoặt cuộc đời chị cũng bởi do công việc ở xưởng… thiếu việc.
Được chị bạn rỉ tai: “có một công việc làm thêm, sáng sáng uống cà phê, chỉ phải bận rộn vào lúc 6h đến 7h30… tối đến ngồi đếm tiền”. Thế thì còn gì bằng, chị “Ok” ngay.
Ban đầu, vừa đi làm chị vừa nhận ôm bảng đề. Ngày nào cũng chứng kiến người ta được, thua nhưng không hiểu mụ mẫm thế nào chị chỉ nhìn thấy toàn kẻ thắng. Ngon ăn thế, việc gì phải nhặt 20% tiền công ghi đề thuê. Chỉ cần đổi vị trí, thành người chơi, một ăn 70 cơ mà.
Thế là chị “ngập”. Mà “ngập” sâu cơ chứ. Cũng có thắng, nhưng thua nhiều hơn. Thua đến tan tành vốn liếng dù chị bỏ hẳn công việc ở xưởng dệt để chuyên tâm soi cầu, lọc cầu, gạt bảng, nghiên cứu vòng tuần hoàn của xo so vinh long
Kiểu này bị “sao quả tạ chiếu vào” rồi, chị nghĩ. Nhưng dân cờ bạc, lô đề chẳng nói “đen không quá ba tay” sao, phải chơi đến cùng. Không biết chị có gỡ được không, nhưng hôm nay chị nói với tôi: “Chị sống được nhờ trở thành đại lý (đại lý lô đề) đấy”.

Nhìn chị rút cả tập tiền 500.000đ ra trả tiền bún, tôi vừa thầm phục khả năng tài chính dồi dào của chị vừa thấy thương bà chủ quán. Hai bát bún hết 24.000đ, cộng với lon Coca Cola của tôi và chai ken (bia Heineken) của chị mới suýt soát 50.000đ, bà hàng lục tung cả hộp đựng tiền mới đủ trả lại tiền thừa.
Từng theo chị đến những chốn ăn chơi nổi tiếng đất Hà thành, thấy chị vung tay tiêu tiền tôi mới hiểu quả là nghề thịnh vượng thật. “Tồn tại được phải có máu lạnh, nếu không sẽ rơi vào chính cái lưới mình giăng ra”. Đó là kinh nghiệm xương máu, nhất là sau khi chị bị một cậu sinh viên cho bài học cay đắng hồi đầu mới vào nghề.
Lần đó, chị bị vẻ điển trai theo kiểu công tử con nhà giàu và lối ăn nói đầy “chất nghệ” của thằng Toàn, trường Kinh tế làm “tê liệt dây thần kinh đề phòng”. Cậu ta có tiền hay không có tiền, chị đều ghi tất. Chỉ đến khi cậu ta lặn mất tăm chị mới chợt tỉnh thì hỡi ôi số nợ đã lên 20 triệu. “20 triệu hồi đó mua được nửa cái nhà đấy”, chị nói.
Của đau con xót, chị tìm đến trường, đến lớp thì cậu ta đã nghỉ học. Mãi cũng tìm ra địa chỉ nhà, chị vào Nghệ An bắt nợ. Lại thêm một bất ngờ khi chị gặp người mẹ già bên trong căn nhà tuềnh toàng nóng hầm hập vì gió Lào. Thế là đành về tay không. Cái giá của giấc mơ “tối đến đếm tiền” kể cũng không rẻ.
“Ngập” trong tiền
“Chị đã từng đụng độ với cả một dòng họ đấy”, chị nói. Tôi trố mắt ngạc nhiên, chị giải thích, đó là cũng bởi tại thằng Thắng “tẻn”. Nghe bạn bè gọi nó bằng cái tên dân dã như vậy, chị đâu ngờ nó là cậu ấm. Thắng “tẻn” là đích tôn của một dòng họ lớn ở Hải Dương. Tuy chưa biết rõ lai lịch nhưng chị biết lớp, biết trường của nó và thấy thằng bé xài tiền tương đối phóng tay nên cho cắm thả phanh.
Chị nào ngờ 25 triệu thằng bé nợ trở thành việc đại sự của cả dòng họ. Hơn chục người lục đục kéo lên Hà Nội và tìm gặp chị. Họ muốn nắm tình hình và dạy cho quý tử một bài học. Nào ngờ cái sự gia giáo, nghiêm khắc của dòng họ làm Thắng “tẻn” ngượng chín người trước bạn bè. “Chỉ có chị mới giúp được thằng em”, nó cầu cứu và đòi chị ghi giấy cầm con xe mượn của bạn rồi tự trình báo Công an xin đi…tù!!!.
Khuyên nhủ không được, chị đành phải đồng ý. Hai năm sau gặp lại, nó hớn hở khoe: Hai năm vào tù vừa cai được máu bạc vừa ngẫm ra nhiều điều, giờ lại thi đỗ Bách khoa qua cám ơn chị… Chuyện thật mà hơn cả bịa!
Chuyện sinh viên chơi lô đề bạc triệu, hàng trăm triệu không còn là chuyện gây sốc như mấy năm về trước nhưng khi nghe từ chính một chủ lô đề làm ăn nhờ máu cờ bạc sinh viên khiến tôi không khỏi giật mình. Nếu trước đây, chị chơi đề lô vì lẽ mưu sinh thì nay một bộ phận sinh viên do quá thực dụng, đua đòi, ảo vọng sinh lời siêu tốc và thói quen hưởng thụ khiến cho ngày càng nhiều sinh viên ngập sâu vào lô đề, xổ số, nợ nần.
Chị xếp khách hàng thành 2 loại, nhóm sinh viên năm nhất, năm hai chỉ chơi lúc đầu một vài điểm. Họ chỉ “thay máu” khi đã ngấm. Đối tượng thuộc nhóm thứ hai là sinh viên năm thứ tư, sắp ra trường, chịu chơi, và chơi “tới bến luôn”. Bởi nhóm này có tư tưởng năm cuối, có nợ ngập đầu đến mấy gia đình cũng phải trả. Mỗi ngày, tiền bảng ở quán chị lên đến hàng trăm triệu.
Nhiều cậu khát đến mức sẵn sàng cầm thẻ sinh viên, xe máy, máy tính… Bí quá, nhiều cậu làm liều mượn đồ của bạn bè cắm… Để tiện cho khách hàng, chị kiêm luôn vai trò chủ hiệu cầm đồ. Và con đường để trở thành nhà tín dụng đen cũng bởi cái sự tiện cho sinh viên với mức lãi 20%.
Đau!
Đau chứ sao không đau! Bởi có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ. Ai cũng mong con cái trưởng thành, tránh xa những thói hư tật xấu ở đời… Bản thân chị cũng là một người mẹ, cũng nuôi con học đại học. Thế mà chị phải hằng ngày chứng kiến sự sa ngã của họ, những sinh viên giống như con mình. Đau hơn khi chị sống được nhờ vắt kiệt hầu bao của họ. Trách ai, chị hay những cậu sinh viên không làm chủ được mình. Chị bỏ nghề, liệu ở Hà Nội có hết người làm nghề lô đề không?
Bản chất tốt đẹp của một người mẹ khiến chị cứu vớt một “con bạc”. Đó là một sinh viên tỉnh lẻ, ngoan, học giỏi nhưng bị lôi kéo rơi vào vòng xoáy đỏ đen. Nợ nần ngập đầu, nguy cơ học hành sẽ bị dở dang. Bố mẹ biết chuyện nhưng lực bất tòng tâm.
Nếu chị báo cáo sự việc với nhà trường coi như con đường học tập của cậu bị đứt gánh giữa đường. Chị xóa nợ. Một việc làm tốt, coi như đây là món quà cho đời khi chị chấp nhận sống bằng cái nghề chẳng mấy tốt đẹp này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét